Mua ban buoi tan trieu Người đưa bưởi Tân Triều xuất ngoại

Người đưa bưởi Tân Triều xuất ngoại

Người đưa bưởi Tân Triều xuất ngoại

Người đưa bưởi Tân Triều xuất ngoại

Người đưa bưởi Tân Triều xuất ngoại

Người đưa bưởi Tân Triều xuất ngoại
Người đưa bưởi Tân Triều xuất ngoại

Người đưa bưởi Tân Triều xuất ngoại

Những ngày này, làng bưởi Tân Triều (xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu- Đồng Nai) đang vào mùa thu hoạch. Chúng tôi gặp chủ nhân của bưởi Tân Triều Nguyễn Thanh Sang, trong lúc anh đang tất bật thu mua bưởi, chuẩn bị cho những lô hàng vào các siêu thị.

Trở về với... bưởi

Nguyễn Thanh Sang sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân ở ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu- Đồng Nai. Hình ảnh vườn bưởi cạnh nhà bông trắng, hương thơm ngào ngạt luôn gắn liền với thời thơ ấu của anh. Lớn lên, dù đi đâu anh vẫn không thể nào quên ngôi nhà ngói nằm giữa vườn bưởi của mình. Nó quá quen thuộc khiến anh sau hơn 10 năm lăn lộn mưu sinh với đủ nghề từ thợ kim hoàn, kinh doanh thời trang, sản xuất gỗ, quán ăn đến làm nhân viên siêu thị... cuối cùng cũng trở về trồng bưởi.

Theo lời kể của anh Sang, trước đây, vùng đất hoang sơ quê anh chỉ toàn trồng trầu. Năm 1869, nhà thờ Tân Triều được xây dựng, cha xứ đã mang hai cây bưởi ổi từ Brazil về trồng trước sân. Hằng năm, cây bưởi cho trái trĩu cành. Thấy vậy, bà con xin chiết nhánh về trồng và nhân rộng khắp vùng. Sau trận lụt Nhâm Thìn (1952), đất Tân Triều không còn trồng trầu được, người dân chuyển sang trồng bưởi. Dần dần, một thế kỷ trôi qua cây bưởi có mặt khắp vùng và trở thành đặc sản của Đồng Nai với nhiều chủng loại khác nhau như bưởi ổi, bưởi đường cao núm, bưởi đường cam, bưởi thanh trà...

Cái khác là cũng đi lên từ một nông dân trồng bưởi, nhưng Nguyễn Thanh Sang lại là người biết cách tạo nên danh tiếng cho bưởi Tân Triều. Anh tâm sự: “Bưởi Tân Triều vốn có từ lâu, nhưng ít người biết được lịch sử của nó. Tôi chỉ góp chút sức để làm cho nó có tên, có tuổi vậy thôi”.

Gầy dựng thương hiệu cho bưởi

Anh Sang gọt trái bưởi tươi vừa hái, mời khách. Đúng như nhận xét của anh, loại bưởi này rất ngon, vị ngọt mặn lại chua thanh, không quá nhiều nước phù hợp để đãi tiệc. Có điều, theo anh, lâu nay bưởi chỉ quanh quẩn trong vùng, nông dân trồng bưởi chủ yếu để ăn hoặc bán kiếm thêm chút ít tiền chợ như một phần kinh tế phụ của gia đình. Anh nói: “Lúc còn làm ở siêu thị Maximark, nhìn những trái cây ngoại được trưng bày với tem mác rất bắt mắt tôi không khỏi chạnh lòng cho trái bưởi quê mình”.

Đó chính là trăn trở mà anh đặt quyết tâm tạo dựng thương hiệu cho bưởi Tân Triều. Cuối năm 2003, anh thành lập website www. buoibienhoa.vn và đăng ký thương hiệu bưởi Tân Triều với Cục Sở hữu Trí tuệ. Đồng thời anh cũng thành lập DNTN Quê Hương Tân Triều (95 Cách Mạng Tháng Tám, TP Biên Hòa-Đồng Nai) với mục đích đưa bưởi vào siêu thị.

Nhưng để bưởi Tân Triều vào được siêu thị thì ngoài những đòi hỏi về chất lượng cần bảo đảm tiêu chuẩn vi sinh, mẫu mã đẹp. Anh liền nghĩ ngay đến việc làm cho trái bưởi sạch hơn, đẹp hơn. Năm 2004, anh lặn lội ra tận Hà Nội tìm đến Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam mua máy xử lý ozon xử lý bưởi.

Giữa năm 2004, trái bưởi Tân Triều được xử lý ozon với vỏ xanh, da láng, bọc trong giỏ lưới có tem, hạn sử dụng, xuất hiện trên thị trường thông qua các siêu thị lớn tại TPHCM, Đồng Nai như: Maximark, Co.opMart, Big C. Tại Hội chợ Triển lãm Festival Tây Nguyên tổ chức tại Đắk Lắk năm 2005, sau khi dùng thử và làm quen với ông chủ bưởi Tân Triều đầy nhiệt huyết này, một Việt kiều Đức ký hợp đồng với DNTN Quê Hương Tân Triều để đưa bưởi sang Đức tiêu thụ.

Dự án nhà máy bưởi

Từ nỗ lực của anh, giờ đây bưởi Tân Triều đã được nhiều người biết đến, ngoài các siêu thị, anh còn có hệ thống 4 đại lý chính thức có mặt tại TPHCM và Đồng Nai. Quan trọng hơn, anh còn đưa bưởi Tân Triều sang các nước như Hà Lan, Đức và chế biến bưởi thành những món như rượu, nem... Anh dự kiến mở nhà máy chế biến mứt, kẹo từ bưởi.

Dẫn tôi đi khắp các nhà vườn, anh tự hào giới thiệu về những cây bưởi có gần nửa thế kỷ tuổi đời, những giống bưởi đặc trưng... Điều lạ là ở đây không ai gọi anh là ông chủ Sang như khách hàng thường biết mà chỉ gọi anh là “chú Bảy”. Có lẽ đó là cái tên thân thương mà mọi người đặt cho anh vì có công tạo nên thương hiệu bưởi Tân Triều. Anh Trần Văn Châu, nông dân, 47 tuổi, ở ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu- Đồng Nai, có gần 2 ha đất trồng bưởi, tự hào: “Nhờ chú ấy mà bưởi Tân Triều có mặt khắp mọi miền, đời sống các nhà vườn chúng tôi khá hơn trước”.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, người trực tiếp được DNTN Quê Hương Tân Triều mời vào Đồng Nai hướng dẫn cách xử lý ozon, nhận xét: “Đó là một doanh nhân trẻ đầy nhiệt huyết, làm cái gì là làm cho được. Tôi tin anh ấy sẽ thành công với những dự định của mình trong tương lai”.

Anh Sang cho biết: “Theo quy hoạch của tỉnh Đồng Nai, từ nay đến cuối năm 2010 tỉnh sẽ tăng diện tích đất trồng bưởi từ 240 ha hiện nay lên 1.000 ha, tập trung ở 6 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Bình Hòa, Thiện Tân, Tân An và Trị An. Với quy hoạch này, tôi đang ấp ủ ý định sẽ làm một trạm dừng chân dành cho du khách. Tại đây, tôi muốn giới thiệu đặc sản bưởi Tân Triều và các sản phẩm chế biến từ bưởi với du khách trong và ngoài nước”.

Tin tức khác

Close
Sản phẩm
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Thành tiền: